Bảo tàng Quang Trung cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 45km theo đường quốc lộ 19; thuộc làng Liên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn. Không chỉ là nơi lưu giữ những hiện vật lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, Bảo tnàng Qunag Trung còn là nơi lưu lại dấu tích ba anh em họ Nguyễn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ; chính vì vậy mà nơi đây được xem là bảo tàng Danh nhân lớn nhất cũng như bảo tàng thu hút được đông đảo du khách đến tham quan nhất Việt Nam.
Với khuôn viên rộng trên 95.000m² cùng lối kiến trúc vừa cổ kính vừa hiện đại, Bảo tàng Quang Trung là một không gian văn hoá bao gồm: khu vực bảo tàng, điện thờ Tây Sơn Tam kiệt, tượng đài Hoàng đế Quang Trung, nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn, nhà rông văn hoá các dân tộc Tây Nguyên...
Khu vực bảo tàng được thiết kế với cấu trúc 9 phòng trưng bày lưu giữ khoảng trên 11.000 hiện vật quan trọng liên quan đến khởi nghĩa Tây Sơn và 3 anh em họ Nguyễn.
Chính điện là nơi thờ cũng Tây Sơn Tam Kiệt cùng các danh tướng thân cận, dưới sự chung tay góp sức của đông đảo nhân dân. Gian giữa thờ Nguyễn Huệ, gian bên trái thờ Nguyễn Nhạc, gian còn lại thờ Nguyễn Lữ. Hai đầu hồi điện đặt ban thờ các văn thần, võ sĩ nhà Tây Sơn: Bùi Thị Xuân, Ngô Thì Nhậm, Trần Quang Diệu, Ngô Văn Sở, Trần Văn Kỷ, Võ Văn Dũng…
Bảo tàng được thiết kế với bố cục cân đối, tỏa tròn ra tứ hướng và tụm lại vào điểm chính giữa – nơi đặt tượng đài Quang trung – Nguyễn Huệ.
Đến Bảo tàng Quang Trung, bạn nhớ ghé thăm khu vườn cũ của gia đình nhà vua Quang Trung, nơi vẫn còn lưu giữ 2 di tích cực kỳ quý giá: giếng nước xưa và cây me cổ thụ gần 300 năm tuổi. Câu chuyện tương truyền từ xưa cho đến nay nói rằng những ai uống nước giếng này sẽ chữa được bách bệnh, đây cũng là một điều thú vị gây tò mò và thu hút du khách.
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại Giếng bước xưa, Ảnh: Myquynhon.com
Một điều mà bạn không thể bỏ qua khi đến với bảo tàng Quang Trung là thưởng thức trống trận nhạc võ Tây Sơn với một bộ 12 trống tượng trưng cho 12 con giáp. Một bài trống gồm ba hồi: xuất quân xung trận, hãm thành và ca khúc khải hoàn. Nhưng điểm đặc biệt ở đây là không hề có hồi trống thu quân, bởi người đời truyền tai nhau rằng trong cuộc đời thân trinh của “người anh hùng áo vải đất Tây Sơn” chưa một lần thất trận, chưa một lần phải thu quân, cứ chiến thắng liên tiếp như hồi trống dồn dập không dừng.
Hàng năm, cứ vào dịp mùng 5 tết Nguyên Đáng, người dân khắp nơi lại tựu về bảo tàng để làm lễ tưởng niệm người anh hùng áo vải và cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vĩ đại (hay còn gọi là lễ Đống Đa).
Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất Bình Định, ngoài chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình, bạn hãy một lần đến Bảo tàng Quang Trung để thắp nhang cho những vị anh hùng và nghe những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc bạn nhé.